Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng nhiều loại vật chất mới ra đời và ứng dụng vào nội thất. Thế nhưng gỗ vẫn là vật liệu được ưa chuộng và sử dụng chủ yếu trong nội thất nhờ vào màu sắc nhẹ nhàng và cảm giác ấm cúng mà đồ gỗ mang lại. Trong bài viết này Pondo Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các loại gỗ đang được dùng trong thiết kế nội thất hiện nay giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn sản phẩm phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Về cơ bản, dựa vào đặc tính chúng ta có thể phân gỗ dùng trong thiết kế nội thất thành hai loại là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
GỖ TỰ NHIÊN
Gỗ tự nhiên là gì?
Gỗ tự nhiên là những loại gỗ khá được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất. Đây là loại gỗ được lấy trực tiếp từ rừng lấy gỗ, từ cây lấy nhựa hay cây lấy tinh dầu v.v… Trong công đoạn thi công đồ nội thất, những loại gỗ tự nhiên này thường được xử lý để tạo ra sản phẩm luôn mà không cần phải trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất gỗ nào khác. Chính vì vậy mà giá các loại gỗ tự nhiên trong nội thất thường cao hơn rất nhiều so với gỗ công nghiệp.
Ưu – nhược điểm của gỗ tự nhiên:
- Ưu điểm:
- Cứng cáp, có độ bền rất cao, không bị hỏng trong môi trường ẩm ướt.
- Chất gỗ dẻo dai dễ dàng trong việc tạo hình và trang trí.
- Đường vân gỗ đẹp, phong phú, màu sắc ấm áp.
- Nhược điểm:
- Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có một tính chất có thể coi nó là một nhược điểm như co giãn, cong vênh. Tùy từng loại gỗ sẽ có độ co giãn, cong vênh khác nhau, vì vậy để có thể sử dụng hiệu quả chất liệu gỗ tự nhiên chúng ta phải hiểu rõ các thuộc tính của từng loại gỗ.
Gỗ tự nhiên có 3 đặc điểm chủ yếu:
- Dẻo dai
- Giãn nở
- Liên kết chắc chắn
Vật liệu gỗ tự nhiên luôn gắn kết với kiến trúc và nội thất ngay từ ban đầu. Điều dễ nhận thấy nhất về ưu điểm của gỗ là tính thẩm mỹ mà cụ thể là vẻ đẹp .Một sản phẩm gỗ tự nhiên được cấu tạo bởi những sợi gỗ. Tom gỗ hình thành do giữa sợi gỗ có lỗ rỗng và chính tom gỗ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố quan trọng nhất là độ ổn định của gỗ, Với một sản phẩm gỗ tự nhiên luôn tạo ra một phong cách mới mẻ sang trọng nhưng vẫn giữ được sự gần gũi thiên nhiên.
Dù biến thể nhưng gỗ lại mang những đặc tính mới, thể hiện thế mạnh và điểm yếu của chất liệu. Đôi khi nó mang ưu điểm ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, có lợi thế bề mặt tự nhiên, có khả năng ứng dụng hoàn hảo trong các chức năng sử dụng. Và đặc biệt gỗ tự nhiên lại mang giá trị thẩm mỹ, hợp với văn hóa và quan niệm của người Việt Nam xưa nay. Nhưng không phải ưu điểm nào cũng cho hiệu quả sử dụng tốt. Dựa vào đặc tính của gỗ, người ta có thể lựa chọn dùng cho từng bối cảnh phù hợp.
Thực tế cho thấy, gỗ không kén màu sắc của không gian. Gỗ có thể kết hợp với mọi chất liệu từ thô sần, gai góc, đến bóng nhẵn. Đặc biệt, khi ứng dụng trong điều kiện đòi hỏi sự linh hoạt, gỗ sẵn sàng tồn tại trong những không gian có nhiều kiểu hình khối và phong cách khác nhau, cả hiện đại và truyền thống.
GỖ CÔNG NGHIỆP
Gỗ công nghiệp là gì?
Nếu như gỗ tự nhiên khi khai thác không cần chế biến gì mà đem vào sử dụng được ngay thì gỗ công nghiệp ngược lại cần phải chế biến như băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ.
Ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp:
- Ưu điểm:
- Giá thành: Việc gia công gỗ công nghiệp đơn giản, chi phí nhân công ít, không cần tẩm sấy nên giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có ưu điểm là không cong vênh, không co ngót nên có thể dùng để thiết kế và thi công một cách thoải mái, tự do.
- Thời gian thi công sản xuất nhanh: Do gỗ công nghiệp thường được sản xuất hàng loạt với các phôi có sẵn nên khi thi công các thợ chỉ việc cắt ghép vào với nhau giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
- Phù hợp với phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
- Nhược điểm:
- Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên.
- Ngoài ra một điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gẫy bản lề, hoặc bung ray trượt.
- Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
- Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết, đường soi.
- Tuổi thọ không bằng gỗ tự nhiên.
Người ta thường đánh đồng gỗ công nghiệp là chất lượng thấp. Tuy nhiên, không phải tất cả gỗ công nghiệp đều làm ra từ thành phần gỗ tự nhiên thấp cấp. Gỗ công nghiệp loại cao cấp thì có ván dán (plywood). Chất lượng trung bình thì có MDF, HDF. Thấp cấp nhất là ván dăm. Tuỳ vào mục đích sử dụng, khí hậu, độ ẩm của vùng đó mà nhiều lúc gỗ công nghiệp sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan hơn cho nội thất nhà bạn. Gỗ công nghiệp khi ứng dụng vào nội thất thì thường được kết hợp với Veneer. Veneer một loại vật liệu bề mặt được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên tốt, được chọn lọc. Veneer đem lại cho đồ nội thất màu sắc, đường vân gỗ đẹp như gỗ tự nhiên nhưng bền hơn, thẩm mỹ hơn. Đồng thời, khắc phục được những khuyết điểm thường gặp của gỗ tự nhiên nguyên khối khi chế tạo đồ nội thất như dễ bị nứt và cong vênh.
Với nguồn gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, và để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ trong thiết kế nội thất, sản xuất nội thất gia dụng trong gia đình, ván gỗ nhân tạo ra đời, với nhiều chủng loại phong phú, màu sắc đa dạng, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong nội thất nên hiện nay gỗ công nghiệp thường được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất hiện đại.
Các loại gỗ công nghiệp dùng trong thiết kế nội thất phổ biến hiện nay: ván sợi, ván ghép thanh, ván dăm, ván ép tổng hợp…
Hãy tiếp tục theo dõi Pondo Việt Nam để không bỏ lỡ những kiến thức vô cùng hữu ích về lĩnh vực nội thất mà chúng tôi sẽ chia sẻ. Pondo luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn trong quá trình hoàn thiện nhà. Liên hệ với chúng tôi theo hotline 0828.088.088 hoặc email pondo@pondo.vn