Phong cách Indochine không những thể hiện sự sang trọng, tao nhã mà còn đem đến nét quyến rũ và lãng mạn. Phong cách ấy phản ánh chân thực những dư âm truyền thống, của cả nét văn hóa Đông và Tây. Vậy Indochine style là lối thiết kế như thế nào? Hãy cùng Pondo Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I/ Phong cách Indochine là gì?
Indochine Style (tiếng Việt là phong cách Đông Dương) là thiết kế kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Phong cách ấy được mô phỏng trải dài khắp đất nước, đặc biệt ở thủ đô Hà Nội.
Nhà hát lớn chính là một ví dụ hoàn hảo với kiến trúc dựa theo Palais Garnier của Paris. Nhà hát lớn gây ấn tượng bởi nội thất lộng lẫy với đèn chùm đồng, cửa kiểu Pháp, hay sàn đá cẩm thạch Ý… và là minh chứng của một công trình kiến trúc vĩ đại.
Những công trình đậm chất phong cách Đông Dương còn sót lại tại Việt Nam được thiết kế tỉ mỉ, kỳ công toát lên vẻ quyền lực và sang trọng bậc nhất. Dù đã qua gần một thế kỷ, song những công trình kiến trúc ấy vẫn hợp thời đại và giữ nguyên bản sắc dân tộc cốt lõi.
II/ 5 đặc trưng nổi bật của phong cách thiết kế Indochine
Không phải cổ điển, hay hiện đại, phong cách Indochine có những nét đặc trưng riêng không thể trộn lẫn. Top 5 nét nổi bật dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong cách Đông Dương này.
1/ Màu sắc nội thất
Nội thất mang phong cách Indochine thường có tone màu trung tính như vàng nhạt, vàng kem, trắng được kết hợp với không gian màu sắc tự nhiên của mây, gỗ. Nhóm màu này sẽ góp phần tạo nên cảm giác lịch lãm và trang trọng.
Dựa trên nhiều kiến trúc Đông Dương, có thể thấy màu vàng là màu phổ biến nhất trong phong cách thiết kế kiểu Indochine. Trong phong thủy, đây còn là màu tượng trưng cho đấng tối cao, và sự thịnh vượng. Ở một số Indochine style khác, người ta sử dụng thêm các gam màu nhiệt đới như đỏ, tím, xanh lam hay vàng cam để tạo ấn tượng mạnh hơn.
2/ Vật liệu trong Indochine Style
Phong cách Indochine hướng tới chất liệu truyền thống Á Đông, thay vì nhóm chất liệu kính, đá, kim loại… của nội thất hiện đại.
- Gỗ: Đặc tính bền và chắc
Chất liệu gỗ tạo cảm giác sang trọng cho không gian Indochine Style. Trong các thiết kế nội thất mang đậm phong cách Đông-Tây này, gỗ chính là vật liệu thường xuyên được sử dụng.
- Mây tre
Đây là vật liệu truyền thống được sử dụng trong xây dựng nhà ở của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Mây tre không chỉ chống mối mọt mà còn dễ tạo hình nhờ độ dẻo và bền cao.
- Gạch
Gạch có nguồn gốc từ Pháp, được làm bằng xi măng từ lâu đã trở thành nét độc đáo trong phong cách Indochine. Với màu sắc và mẫu mã đa dạng, gạch ngói được sử dụng chủ yếu để lát nền hoặc ốp tường. Hiện nay, chúng ta đang dần thay thế gạch lát bằng sàn gỗ.
3/ Hoa văn và kết cấu
Nội thất phong cách Indochine có yếu tố mỹ thuật tuyền thống Việt Nam được thể hiện rõ qua những hoa văn và họa tiết độc đáo. Thông thường, nét hoa văn sẽ xuất hiện trên sàn, trần, tường, vách ngăn và các vật dụng trang trí… làm gia tăng tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà.
- Họa tiết lục giác: Dạng lưới (hình thoi, hình lục giác, tam giác, chữ số)
- Họa tiết chữ cái: Chữ Kanji (Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ) đơn giản và liền mạch
- Họa tiết tĩnh vật: Trái cây, quạt, kiếm, đàn, sách, bút, sáo…
- Họa tiết hoa: Tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). hoa sen
- Họa tiết động vật: Tứ linh (long, ly, quy, phượng), cá, hổ, sư tử
4/ Phù điêu và tượng
Phong cách nội thất Indochine không chỉ là sự hội nhập văn hóa mà còn là một phần của nghệ thuật điêu khắc. Phù điêu và tượng tròn không chỉ để trang trí mà còn thể hiện bản sắc và tinh hoa truyền thống dân tộc.
Được làm từ chất liệu phong phú như gỗ, đất nung, đá, sứ, đồng…. phù điêu và tượng tròn khá đa dạng về hình dáng. Nó mang đậm dấu ấn của điêu khắc Việt Nam và Chămpa.
- Phù điêu: Tượng Phật, con nghê, tứ linh, hoa sen, hoa cúc…
5/ Một số nội thất mang đậm chất Indochine
Nội thất phong cách Đông Dương ngày nay mang nhiều nét hiện đại và tiện nghi phù hợp với phong cách sống. Tuy nhiên, không thể phủ nhận có một số nội thất mang nét đặc trưng truyền thống của Indochine xưa. Đó là đồ gỗ điêu khắc, khảm xà cừ, bàn ghế mây, sập, đồ sơn mài…
Phong cách Indochine cho thấy vẻ đẹp độc đáo từ sự kết hợp hài hòa giữa lãng mạn kiểu Pháp, và nét cổ điển truyền thống Á Đông. Bởi vậy, không quá khi nói rằng, đó là một lối pha trộn hoàn hảo giữa những nét văn hóa truyền thống của cả phương Đông và phương Tây.