Hầu hết những người gặp phải hiện tượng bị bóng đè đều cảm thấy rất sợ hãi sau khi tỉnh dậy. Hiện tượng này từ xưa đến này đều gắn liền với những câu chuyện tâm lý và các lý giải mang tính duy tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện tượng có nguyên nhân từ sức khỏe và các yếu tố khác.
Vậy nên trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi trả lời câu hỏi liệu “Không gian sống có là nguyên nhân gây ra hiện tượng bị bóng đè không?
Hiện tượng bị bóng đè là gì?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bị bóng đè khi đang ngủ. Hiện tượng này còn được dân gian lưu truyền với cái tên là “ma đè” vì nhiều người tin rằng đây là một hiện tượng tâm linh.
Bóng đè thực chất là một hiện tượng của rối loạn giấc ngủ đã được khoa học chứng minh. Khoa học gọi nó bằng 1 cái tên khác là chứng liệt ngủ hoặc liệt trong giấc ngủ. Biểu hiện của hiện tượng này là cơ thể tê liệt hoàn toàn nhưng ý thức vẫn tỉnh táo. Nó thường xảy ra khi chu kỳ giấc ngủ bắt đầu đi vào giấc ngủ sâu thì tỉnh giấc và sau đó ngủ tiếp trong trạng thái lơ mơ. Lúc này bóng đè có thể sẽ xuất hiện.
Người bị bóng đè thường nhìn thấy hoặc cảm nhận có người đang đi lại trong phòng mình, ngồi cuối giường, thậm chí là nằm cạnh. Mặc dù cố gắng cử động và nói/hét lên nhưng đều không thể làm gì được. Một số người thì cảm thấy mình đang rơi tự do và lơ lửng khi ngủ. Điểm chung là sau khi thoát ra khỏi cơn bóng đè và tỉnh dậy, mọi người thường thấy sợ hãi, cơ thể mệt mỏi và tim đập nhanh.
Bóng đè gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống mặc dù nó không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bóng đè có thể là cảnh báo sức khỏe có vấn đề liên quan đến thần kinh và tâm thần.
Vậy hiện tượng bị bóng đè có nguyên nhân từ đâu?
Mặc dù cơ chế hình thành nên hiện tượng này đã được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên đến nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân có tác động gây ra hiện tượng bị bóng đè:
– Mắc chứng ngủ rũ hoặc ngưng thở khi ngủ
– Giờ giấc ngủ không ổn định, hay thức khuya
– Có vấn đề về sức khỏe tinh thần: stress, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
– Nằm ngửa cũng khiến người ngủ dễ rơi vào trạng thái bóng đè hơn nằm nghiêng
– Thường xuyên căng thẳng và có tiền sử bị rối loạn giấc ngủ
– Vệ sinh giấc ngủ kém: Không gian phòng ngủ bừa bộn, năng lượng thấp. Phòng ngủ quá chật, quá nóng hoặc quá ồn khiến bạn không thoải mái khi đi vào giấc ngủ, bố trí phòng ngủ rối mắt gây căng thẳng,…
Phòng bừa bộn có thể khiến giấc ngủ không thoải mái
Không gian sống có tác động gây ra hiện tượng bị bóng đè không?
Như đã phân tích ở trên, không gian sống có ảnh hưởng đến việc gây ra hiện tượng bị bóng đè. Nói cách khác, không gian sống thoải mái chính là việc vệ sinh giấc ngủ tốt.
Cụ thể, nếu phòng ngủ của bạn quá bừa bộn như chăn không gấp, quần áo treo linh tinh, bàn học/bàn làm việc/bàn trang điểm chất chứa quá nhiều đồ, tủ quần áo không sắp xếp gọn gàng,… Tất cả đều khiến phòng ngủ trở nên ngột ngạt. Bạn sẽ không thể thực sự thư giãn khi ngủ trong một căn phòng như vậy.
Bên cạnh đó, bố trí nội thất như nào cũng là vấn đề cần đặc biệt lưu ý. Những màu sắc quá nổi, nhiều màu tone nóng sẽ kích thích tinh thần gây khó ngủ. Bố trí nội thất lộn xộn với nhiều phong cách khác nhau trong cùng 1 căn phòng sẽ gây rối mắt. Hậu quả là bạn sẽ bị gia tăng căng thẳng thay vì thư giãn tại phòng ngủ.
Song, phòng ngủ quá nóng hoặc quá ồn có thể là nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc khi bắt đầu ngủ sâu. Giai đoạn này chính là thời điểm mà bóng đè xuất hiện. Không những bị bóng đè, bạn còn sẽ rất mệt mỏi khi tỉnh giấc bất ngờ. Nếu thường xuyên bị như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sức khỏe.
Do vậy, không gian sống phù hợp là đặc biệt quan trọng để cải thiện tình trạng bị bóng đè.
Bố trí không gian phòng ngủ như nào là hợp lý để hạn chế bị bóng đè?
Mục tiêu của bố trí không gian sống phù hợp là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời tạo ra một môi trường nghỉ ngơi thuận lợi và thư giãn thật sự. Từ đó sẽ hạn chế được hiện tượng bị bóng đè khi ngủ.
Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
– Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên, đảm bảo phòng yên tĩnh, có nhiệt độ phù hợp. Chăn, gối thường xuyên giặt sạch để không bị khó chịu và ngứa ngáy.
Đèn để bàn làm việc và đèn ngủ của thương hiệu COMELY
– Hạn chế ánh sáng xanh vào ban đêm và trước khi đi ngủ. Bạn nên sử dụng đèn ngủ ánh sáng vàng để tạo cảm giác ấm áp. Ánh sáng vàng cũng có tác động giúp mắt dễ chịu, tinh thần thoải mái và dễ ngủ.
– Hãy sắp xếp phòng ngủ đủ ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và ánh sáng nhẹ vào ban đêm. Ánh nắng sẽ giúp điều hòa đồng hồ sinh học và ổn định quá trình sản xuất hormone. Trong đó bao gồm cả hormone melatonin – hormone tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu.
– Sinh hoạt ngăn nắp và gọn gàng là cách để bạn giữ năng lượng phòng ngủ. Hãy chọn nội thất theo tone màu nhẹ nhàng, dễ chịu. Tránh sử dụng quá nhiều nội thất và decor rối rắm ở phòng ngủ.
Ngoài ra bạn có thể ngồi thiền, uống trà thảo mộc, đọc sách trước khi ngủ, và tập thể dục,… Để cải thiện chất lượng đời sống cũng như tinh thần. Từ đó có những giấc ngủ ngon và khoan khoái hơn. Chắc chắn tình trạng bị bóng đè thường xuyên sẽ thuyên giảm đáng kể.
Kết luận về ảnh hưởng của không gian sống đến hiện tượng bị bóng đè
Như vậy có thể nói, không gian sống sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó hình thành nên hiện tượng bị bóng đè. Hiện tượng này không cần phải điều trị dùng thuốc như những vấn đề khác. Tuy nhiên nó ảnh hưởng nghiêm trọng để quá trình ngủ nghỉ của chúng ta và gây cảm giác khó chịu, sợ hãi. Do vậy hãy hình thành nếp sống thật lành mạnh. Song song với đó là luôn giữ không gian sống đẹp và gọn gàng sạch sẽ. Để hiện tượng bóng đè biến mất đồng thời giúp ta có những giấc ngủ trọn vẹn.
Hy vọng bài viết của PONDO đã giúp bạn có những thông tin hữu ích. Thường xuyên truy cập website của chúng tôi để đọc nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.
_______
PONDO – NỘI THẤT NHẬP KHẨU
☎️ Hotline: 0828 088 088
🌐 Website: pondo.vn
💌 Email: pondo@pondo.vn
🤝 Fanpage: facebook.com/pondo.vn
🏠 Địa chỉ: Tầng 4 tòa Eurowindow, 27 Trần Duy Hưng, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Xem thêm nội dung liên quan…